Hiện nay, đối với mỗi công trình thì vấn đề chống thấm luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của cả công trình. Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đã rất nhiều những sản phẩm và vật liệu được phát minh ra. Trong đó, thanh trương nở chống thấm là một trong những vật liệu đang được sử dụng ngày càng rộng rãi nhờ tính ưu việt mà nó mang lại. Hãy cùng Sơn JYMEC tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về loại vật liệu này nhé.
1. Thanh trương nở là gì?
Thanh trương nở hay còn được biết đến với những cái tên khác như băng trương nở thanh thủy trương, cao su trương nở,… Đây là loại vật liệu khi tiếp xúc với nước sẽ xuất hiện hiện tượng trương nở tạo thành áp suất nén trong khớp nối bê tông, cản nước lọt thấm vào bên trong.
2. Chống thấm bằng cách sử dụng thanh trương nở
2.1 Ưu điểm
Thanh trương nở chống thấm được sử dụng ngày càng phổ biến, rộng rãi trong các công trình bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại như:
Thích hợp sử dụng với nhiều kiểu địa hình khác nhau như tường bể chứa nước, rãnh cống, tầng hầm, hố thang máy,…
Dễ dàng lắp đặt, thi công vì được thiết kế gọn nhẹ, linh hoạt.
Tuổi thọ cao, có độ bền ổn định, không bị xuống cấp theo thời gian, cũng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Độ trương nở ổn định ngay cả trong một môi trường ẩm thấp.
>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh mang lại khả năng chống thấm hiệu quả
2.2 Tính ứng dụng của thanh trương nở
Thanh trương nở chống thấm được sử dụng rất nhiều cho tường móng nhà hay móng công trình.
Ngoài ra, thanh trương nở còn có tác dụng chống thấm cho các hạng mục tầng hầm như rãnh cống, hố thang máy, bể chứa nước, hố ga,…
Sử dụng chống thấm cho mạch ngừng thi công, các ống kỹ thuật,…
2.3 Quy trình sử dụng thanh trương nở chống thấm
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng bề mặt thi công, loại bỏ hết các bụi bẩn, tạp chất và các vật liệu ảnh hưởng đến quá trình thi công. Giữ cho bề mặt thi công của mạch ngừng được khô thoáng.
Bước 2: Luồn thanh trương nở vào mạch ngừng rồi sử dụng cườm tay ấn đều lên thanh trương nở. Sử dụng 1 lớp keo lót chuyên dụng để cố định thanh trương nở, tránh tình trạng xô lệch.
Bước 3: Ở mỗi đầu của thanh trương nở, cắt 1 góc 45 độ và nối 2 đầu đó lại với nhau để tạo ra một đường liên tục.
Bước 4: Chờ đến khi lớp keo đã khô lại thì lột bỏ lớp giấy lót.
Bước 5: Đổ bê tông vào khuôn và vệ sinh lại bề mặt sạch sẽ rồi tiến hành nghiệm thu kết quả.
*Những lưu ý khi thi công lắp đặt thanh trương nở chống thấm:
Để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất thì bề mặt thi công cần được vệ sinh thật gọn gàng, sạch sẽ.
Không nên tiến hành lắp đặt thanh trương nở khi bề mặt còn đang ứ đọng nước.
Khi lắp đặt, nên sử dụng keo lót bởi nó sẽ giúp bảo vệ được sản phẩm, dễ dàng xê dịch hơn so với việc dùng đinh đóng.
Khi ghép các đầu của thanh trương nở, không được dán đè lên nhau.
Trên đây là những chia sẻ về thanh trương nở chống thấm. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn gì về sản phẩm này, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được hỗ trợ và giải đáp. Chúc bạn luôn thành công!
>> Xem thêm: