Nhượng quyền kinh doanh – franchise, còn có thể hiểu đơn giản là những giao dịch giữ 2 bên, mà trong đó, bên nhượng cho phép bên mua được hoạt động kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh của mình. Hình thức này đã và đang rất phổ biến trên thị trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là qua các chuỗi nhà hàng, quán cafe,… Vậy, có những hình thức nhượng quyền kinh doanh nào cụ thể nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Hình thức nhượng quyền kinh doanh đầu tiên phải nhắc tới là nhượng quyền kinh doanh toàn diện. Đúng như tên gọi, nhượng quyền kinh doanh toàn diện là kiểu nhượng quyền kinh doanh, trong đó, bên mua và bán sẽ nhượng quyền cho nhau tối thiểu là 4 loại tài sản, bao gồm:
Bí quyết sản xuất, kinh doanh sản phẩm;
Hệ thống sản phẩm, dịch vụ;
Hệ thống thương hiệu;
Các mô hình kinh doanh, chiến lược, chính sách quản lý
Đi kèm với đó, bên mua sẽ phải trả cho bên nhượng 3 loại phí cơ bản nhất, bao gồm: phí nhượng quyền ban đầu, chi phí hoạt động và các loại chi phí liên quan đến thiết kế cửa hàng, mua sắm trang thiết bị, chi phí truyền thông – quảng cáo. Ngoài ra, hình thức nhượng quyền này còn có thể kéo dài rất lâu, có thể lên đến 30 năm.
2. Nhượng quyền không toàn diện
Ngược lại với hình thức nhượng quyền kinh doanh toàn diện, chúng ta còn có nhượng quyền không toàn diện. Hình thức này sẽ được chia ra theo việc nhượng lại của một trong nhiều tài sản của thương hiệu. Bên mua cũng chỉ cần chi trả mức chi phí của phần tài sản mà họ mua thay vì chi trả hết. Thông thường, có 4 loại tài sản mà bên nhượng quyền không toàn diện dành cho bên mua, cụ thể là:
Phân phối sản phẩm: Hình thức này có nghĩa là, bên nhận quyền, hay bên mua, sẽ không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm, thay vào đó, họ chỉ tập trung vào viế phân phối tiêu dùng trên thị trường
Công thức sản xuất và tiếp thị: Giống với tên gọi, bên mua sẽ được bên bán nhượng lại các quyền kinh doanh, công thức sản xuất và được hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, truyền thông, quảng cáo, tổ chức và vận hành, quản lý theo hệ thống.
Dùng chung tên thương hiệu: Loại hình này thường được bắt gặp một cách rất rõ ràng ở các công ty cung cấp dịch vụ có chuyên môn cao, có thể kể đến như: các loại hình tư vấn kinh doanh, pháp lý…
Cấp phép sử dụng thương hiệu: Đây là một loại hình khá đơn giản. Với hình thức này, bên nhượng sẽ nhượng lại quyền sử dụng thương hiệu cho bên mua để thực hiện việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch.
>> Bài viết nổi bật:
- Sử dụng thanh trương nở chống thấm hiệu quả cho công trình nhà bạn
- Gợi ý top 4 màu sơn ngoại thất tone xanh hài hòa, đẹp mắt
3. Nhượng quyền có đầu tư vốn
Hình thức nhượng quyền kinh doanh thứ 3 mà chúng tôi muốn nhắc tới là mô hình nhượng quyền có đầu tư vốn. Đây là một trong những mô hình nhượng quyền đơn giản nhất hiện nay. Với mô hình này, bên nhượng có thể tham gia được vào các công việc kinh doanh của bên mua sâu hơn bằng cách tham gia góp vốn của mình vào cơ sở nhượng quyền.
4. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý
Nhượng quyền thượng hiệu có quản lý là hình thức nhượng quyền kinh doanh cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trong bài viết này. Đây cũng là mô hình đặc biệt nhất, bởi bên nhượng quyền sẽ cung cấp hoàn toàn mọi thứ, bao gồm cả quản lý và bộ phận điều hành cho bên mua. Hình thức này rất phù hợp với những bên bán có nhu cầu quản lý, duy trì chất lượng, hình ảnh cho chuỗi cơ sở nhượng quyền thương hiệu của mình.
Trên đây là chi tiết về 4 hình thức nhượng quyền kinh doanh thương hiệu thường thấy ở Việt Nam hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn qua bài viết này. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, đồng thời, cho bạn thêm những gợi ý mới về hình thức kinh doanh, khởi nghiệp cho bản thân nếu đang có ý định bắt đầu khởi nghiệp.
>> Xem thêm: Mở đại lý kinh doanh sơn cần bao nhiêu vốn?